Ảnh: Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau

    Quy định này đang can thiệp vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp nền tảng và người dùng, ảnh hưởng lớn đến các bên đang hưởng lợi từ kinh doanh dựa trên quảng cáo, một mô hình kinh doanh ngày càng phổ biến. Hiện nay, có nhiều dịch vụ trực tuyến như facebook, zalo đang được cung cấp miễn phí tới người dùng, mang lại lợi ích rất lớn cho người dùng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được hưởng lợi bởi có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng qua các nền tảng hơn. Các nền tảng cũng chủ yếu dựa vào doanh thu từ quảng cáo trực tuyến để bù đắp cho chi phí đầu tư, vận hành thay vì thu phí sử dụng nền tảng, đại biểu lý giải.
    Đại biểu đề nghị, bỏ quy định cho phép người dùng tắt quảng cáo sau 06 giây kể từ khi bắt đầu quảng cáo tại khoản 11 Điều 1 sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật Quảng cáo.
    Về sản phẩm quảng cáo phải được đặt ở vị trí theo quy định, không đặt vào trong hoặc đặt cạnh nội dung vi phạm pháp luật (khoản 11 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3 Điều 23 Luật Quảng cáo), đại biểu đề nghị quy định theo hướng cơ chế thông báo và gỡ bỏ. Theo đó, khi phát hiện nội dung vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các nền tảng trực tuyến gỡ bỏ nội dung vi phạm pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định, như thế sẽ khả thi hơn, doanh nghiệp sẽ dễ nâng cao năng lực trong việc quản trị các trang thông tin điện tử và tuân thủ các quy định của pháp luật, còn cơ quan quản lý nhà nước thì đạt được mục tiêu trong công tác quản lý.
    Theo đại biểu, trong một ngày, có hơn 252.000 trang thông tin điện tử được tạo lập mới và 720.000 giờ nội dung được đăng tải lên nền tảng YouTube, với tốc độ đăng tải nội dung nhanh chóng, một trang tin điện tử vừa được lọc xong và được coi là không có nội dung vi phạm vẫn có thể ngay lập tức chuyển sang trạng thái có nội dung vi phạm.

Thanh Thoảng