Bà Ngô Ngọc Khuê, Trưởng ban VHXH HĐND tỉnh (bên trái) khảo sát mô hình nuôi vịt tại ấp 13, xã Khánh Lâm

   Xã Khánh Lâm là xã đặc biệt khó khăn, thuộc Chương trình 135, với diện tích tự nhiên là 10.876,83 ha, được phân chia thành 14 ấp với 3.524 hộ, 13.552 khẩu, có 553 hộ dân tộc Khơmer, hộ nghèo có 210 chiếm 5,96%, hộ cận nghèo 56 chiếm 1.69%.
   Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh được UBND xã đặc biệt quan tâm và tổ chức triển khai thực hiện hằng năm. Để thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức triển khai thực hiện, trước hết tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm vững chủ trương, nghị quyết; đồng thời triển khai sâu rộng trong tầng lớp nhân dân hiểu, nhất là các đối tượng thuộc diện theo quy định.
   Qua rà soát, toàn xã có 1.110 hộ đủ điều kiện được hỗ trợ giảm nghèo về thông tin, hình thức hỗ trợ bằng hiện vật cấp trực tiếp cho hộ dân, như hỗ trợ ti vi 10 hộ, đầu kỹ thuật số… với tổng kinh phí 555 triệu đồng.
   Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình sản xuất. 03 năm qua có 6 dự án được phê duyêt, có 125 hộ nghèo tham gia dự án, tổng kinh phí thực hiện trên 2,2 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước hộ trợ từ nguồn vốn Chương trình 135 là 1.475 triệu đồng và vốn đối ứng của dân là 760 triệu đồng. Qua thực hiện, có 2 dự án phát huy hiệu quả khá về mặt kinh tế, đó là dự án nuôi gà nòi lai thương phẩm và nuôi vịt xiêm an toàn sinh học, 2 dự án này giúp cho người dân nắm vững kiến thức trong chăn nuôi tạo thu nhập cho gia đình trong điều kiện không đất sản xuất. Kết quả đó đã góp phần không nhỏ vào giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã hàng năm.
   Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong thực hiện vẫn có mặt hạn chế: hiện nay các mô hình này chưa được nhận rộng và không thể thu hồi được kinh phí theo quy đinh, nguyên nhân do thực hiện dự án là hộ nghèo không có tiền trang trãi cuộc sống và khi bán vật nuôi thì bán theo hình thức nhỏ lẻ, nên không thu được vốn theo quy định. 
   Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã nêu lên một số khó khăn, hạn chế của địa phương như, việc phối hợp với các ngành chức năng còn chưa kịp thời; công tác kiểm tra, quản lý thực hiện dự án từng lúc còn buôn lỏng, chưa thường xuyên; việc triển khai thực hiện một số dự án, chương trình còn chậm… Đề nghị xã bổ sung nội dung đánh giá hiệu quả từng dự án; đánh giá sâu hơn những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề ra các giải pháp trong thời gian tới./.


 Khả Thanh